Điểm du lịch

Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Ngôi đền linh thiêng nhất ở Quảng Bình

Trên con đường thiên lý Bắc – Nam, đến chân Đèo Ngang là ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Bình – Hà Tĩnh, ai đi qua cũng sẽ nhìn thấy đền thờ thánh mẫu Liễu Hạnh. Đây là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Quảng Bình. Đền thờ nằm nép mình sau dãy núi Hoành Sơn Quan, phía trước là hồ nước trong xanh. Du khách thường thường ghé đây để tham quan và cầu nguyện.

Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh Công chúa là điểm du lịch tâm linh bạn nhất định phải ghé thăm khi đến Quảng Bình.
Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh Công chúa là điểm du lịch tâm linh bạn nhất định phải ghé thăm khi đến Quảng Bình.

Tín Ngưỡng Thờ Mẫu và Vẻ Đẹp Kiến Trúc Đền Thánh

Nếu di chuyển từ trung tâm thành phố Đồng Hới bạn theo quốc lộ 1A về hướng Bắc khoảng 60km là đến Đền Thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở xã Quảng Đông huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Bạn có thể đi bằng ô tô, hoặc xe máy đều được, vì đường rất dễ đi, tuy nhiên bạn nên chạy xe cẩn thận vì trên đường có rất nhiều phương tiện tham gia giao thông. Bạn nên thuê xe taxi để hành trình chuyến đi của mình thuận lợi, an toàn.

Sức Hút Và Giá Trị Văn Hóa Tại Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Trong dân gian và trong truyền thuyết, vẫn truyền tai nhau sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một tiên nữ giáng trần, bà xuống trần gian và giúp người dân chăn nuôi, trồng trọt, làm mùa màng, an cư lạc nghiệp. Bà có ba lần giáng thế xuống trần gian.
Lần thứ nhất, bà đầu thai vào làm con gái của một cặp vợ chồng hiếm muộn ở Nam Định. Được vợ chồng này đặt tên là Phạm Tiên Nga, bà xinh đẹp, giỏi giang, hiếu thuận với cha mẹ. Sau khi cặp vợ chồng già yếu trở về tiên cảnh, bà đi khắp nơi giúp đỡ dân lành. Bà mất khi tròn 40 tuổi.

Lần giáng thế thứ hai: Bà đầu thai làm con của cặp vợ chồng quê ở Nam Định là ông Lê Thái Công và bà Trần Thị Phúc. Sinh ra có nhan sắc tuyệt trần nên được ông bà đặt tên là Lê Giáng Tiên. Lần này bà lấy chồng và sinh được một trai, một gái. Năm 21 tuổi bà đột ngột qua đời.

Lần thứ 3, công chúa Liễu Hạnh giáng trần và chọn chân Đèo Ngang làm nơi trú ngụ, và mở một quán nước tại đây để phục vụ cho khách qua đường. Bất kỳ ai lên xuống Đèo, đã đi qua quán đều bị nhan sắc của Liễu Hạnh níu chân.

Thời Vua Lê Thái Tổ trị vì thiên hạ, tiếng đồn về người con gái đẹp một mình mở quán ở Đèo Ngang lan truyền rất rộng. Hoàng tử con vua Lê nghe tin ấy bụng cũng say mê, không ngăn nổi lòng ao ước và tính tò mò. Một hôm, Hoàng tử giấu Vua cha và Hoàng Hậu, đóng vai một nhà quý tộc trẻ tuổi, dẫn đoàn thị vệ cải trang ra đi. Sau một thời gian dài hơn mười mấy ngày, Hoàng tử đã đến dãy đèo cao nhất.
Liễu Hạnh biết Hoàng tử tới tìm, và cũng biết bản tính kiêu ngạo của Hoàng Tử nên nàng đã hóa thân thành một cây đào tiên mọc ngay cạnh đường, trên cây duy nhất chỉ có một quả. Sau khi sai lính hầu trèo hái xuống, Hoàng Tử đưa lên miệng để ăn thì quả đào mềm nhũn, nhỏ dần rồi biến mất. Dù run sợ nhưng vị Hoàng Tử này vẫn không hiểu ý của Liễu Hạnh và tiếp tục đi nhanh tới quán nước của Liễu Hạnh.

Nhìn thấy Liễu Hạnh, Hoàng Tử đắm say trước vẻ đẹp của công chúa và bắt đầu lên kế hoạch muốn ve vãn, gần gũi Liễu Hạnh.
Dù hiểu được lòng dạ của Hoàng Tử, nhưng công chúa Liễu Hạnh vẫn rất lịch sự, nhã nhặn tìm cách từ chối. Mãi đến tận khuya, Hoàng tử nổi lòng tham và có những hành động không khiếm nhã đối với Liễu Hạnh, nàng đã cự tuyệt nhưng vẫn bị Hoàng Tử giở trò suồng sã, cuối cùng ý đồ xấu xa của Hoàng Tử đã bị công chúa trừng phạt và trở nên mất trí, ngây dại. Nhà vua nhờ người bắt công chúa về hỏi tội, nhưng nhờ đối đáp khôn ngoan, lại là con gái Ngọc Hoàng, nhà vua cũng xấu hổ khi nghe công chúa kể lại những hành động của Hoàng Tử, nên đã tha cho Liễu Hạnh. Sau khi nàng mất, để tưởng nhớ nàng dân làng đã lập ngôi đền ngay chân Đèo Ngang.

Tín ngưỡng và lịch sử Đền Thánh Mẫu Quảng Bình

Đọc truyền thuyết về Công chúa Liễu Hạnh, ai cũng cảm nhận được sự gan dạ, bản lĩnh của một người con gái, qua đó thấy được niềm tin và mong mỏi của nhân dân về sự công bằng, ao ước không trọng nam khinh nữ trong thời kỳ phong kiến. Hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh được nhân dân tôn thờ, kính trọng và yêu mến.

Đền Thờ Liễu Hạnh: Nơi Hòa Quyện Tâm Linh và Văn Hóa

Lịch sử: Trải qua thăng trầm của lịch sử, thiên tai và chiến tranh, đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh bị xuống cấp trầm trọng, rêu phủ và bị mục. Sau đó đền được phục dựng lại theo kiểu nhà rường Huế, nhưng sau đó đền lại bị xuống cấp.

Năm 1995, Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tiến hành tu sửa lại và công nhận ngôi đền là di tích lịch sử văn hóa. Ngôi đền nằm ở vùng đất bằng phẳng, cách đường quốc lộ 1A khoảng 500 mét, diện tích đền khoảng 350m2, hướng mặt ra biển. Đền được xây dựng theo phong cách Á Đông, từ ngoài vào có cổng đền, bức bình phong, tam quan, tru lân, tiếp đó là đền Đường, đền Hậu. Vật liệu xây dựng đền là gạch, đá, vôi.

Cổng đền được xây dựng theo kiến trúc cổ truyền Việt Nam, với hai trụ biểu cao vút được thiết kế cân đối, hài hòa nhằm thể được rõ nét sự liêm chính, ngay thẳng.

Sân đền rộng rãi, thoáng mát, là nơi du khách có thể tham quan, chụp ảnh.

Du khách đến đền thờ để hành hương.
Du khách đến đền thờ để hành hương.

Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh: Mục đích hành hương và tham quan

Vào trong khuôn viên đền, bạn sẽ nhìn thấy các hình tượng gồm: Tứ Linh (long, lân, quy, phụng), Tứ thủ (cầm, kỳ, thi, họa), tứ quý (tùng, trúc, mai, sen) và nhiều biểu tượng mai hóa long, tùng hóa long, cúc hóa long.

  • Đền Tiền là nơi thờ các vị thần linh, các quan võ quan văn.
  • Đền Hậu là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh.
  • Điện thờ Mẫu là nơi diễn ra các nghi lễ thờ cúng Mẫu Liễu Hạnh.
  • Nhà thờ Cô, nhà thờ Cậu là nơi thờ các vị Cô, Cậu theo tín ngưỡng thờ Mẫu

Bố cục kiến trúc của chùa sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao theo một trục dọc, nhưng rất hài hòa, thể hiện sự ngay thẳng, chính trực giống như mơ ước của con người.

Hiện nay tại khuôn viên Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh được đầu tư xây mới khu phụ trợ bao gồm: biển tên di tích, bãi đỗ xe, hàng rào, nhà khách, văn phòng, bếp ăn… đảm bảo cho du khách đến tham quan và thực hiện nhu cầu tín ngưỡng.

Giá trị văn hóa: Đến với Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh, bạn sẽ hiểu hêm về văn hóa thờ Mẫu của người Việt Nam có từ lâu đời, nhắc nhở các thế hệ mai sau trân trọng, biết ơn những người mẹ, người phụ nữ. Đồng thời, tín ngưỡng thờ thánh mẫu Liễu Hạnh cũng chính là tôn thờ những đức tính của người phụ nữ Việt Nam như: chấp nhận hy sinh quyền lợi, địa vị của bản thân để cứu giúp, che chở những người gặp éo le, trắc trở; hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương chồng con; khoan dung độ lượng, lương thiện. Thông minh tài giỏi.

Cách di chuyển

Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển bằng máy bay, đến sân bay Đồng Hới và thuê xe đến đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nếu di chuyển bằng ô tô theo đường quốc lộ 1A, bạn sẽ đi quãng đường gần 500km đến Đèo Ngang, sau đó đi tiếp về hướng Nam chừng 2km và rẽ trái 500m là tới.

Nếu bạn xuất phát từ trung tâm Thành phố Đồng Hới, bạn di chuyển khoảng 65km theo quốc lộ 1A theo hướng Bắc là đến đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Đến đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh bạn sẽ tham gia các hoạt động gồm:

  • Vãn cảnh đền, ngắm nhìn kiến trúc của đền để hiểu thêm về giá trị văn hóa, tín ngưỡng thờ mẫu của dân tộc Việt Nam.
  • Nếu bạn đến vào dịp từ ngày 1-3 tháng 3 âm lịch, sẽ được cùng người dân địa phương tham gia Lễ hội đền Liễu Hạnh, lễ rước Thánh Bà tại đình làng Vĩnh Sơn, nơi thờ bài sắc của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
  • Bạn có thể đến đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, và không mất phí. Nếu bạn đi bằng phương tiện ô tô, xe máy, bạn nên đưa đến bãi đỗ xe để được đảm bảo an toàn.

Khi đến tham quan, bạn có thể mang theo đồ ăn nhẹ, nước uống. Tìm một nơi bình yên, thoáng mát để ngồi trò chuyện và ăn uống. Nhưng nhất định bạn phải giữ vệ sinh thật sạch sẽ, không xả rác bừa bãi, không sử dụng các thức uống có nồng độ cồn.

Ngoài khuôn viên Đền có những hàng quán do người dân địa phương bày bán, là những đồ ăn vặt và chỉ bán trong ngày.
Hoặc bạn có thể di chuyển theo quốc lộ 1A, cách Đền khoảng 5km sẽ thấy rất nhiều nhà hàng, quán ăn sang trọng phục vụ các món đặc sản của Quảng Bình như: Yến Sào được lấy từ Đảo Yến, Gà đồi, bánh lọc, bánh nậm, hải sản như tôm, mực, cá biển rất tươi ngon, giá cả phải chăng.

Những lưu ý khi đến Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh: ăn mặc lịch sự, kín đáo. Đi lại nhẹ nhàng, không gây ồn ào. Giữ trật tự, không chen lấn. Thắp hương theo đúng vị trí quy định. Bạn cũng nên sắm ít đồ lễ để dâng lên Thánh Mẫu.

Từ Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh, bạn có thể di chuyển khám phá thêm các địa chỉ gần đó như: Vũng Chùa – Đảo Yến, Khu lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Cổng Trời – Hoành Sơn Quan, làng chiến đấu Cảnh Dương, khám phá vẻ đẹp của bãi biển Đá Nhảy

Đền Thánh Mẫu Liệu Hạnh nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam, đến đây du khách không chỉ tham quan, cầu tài cầu lộc, cầu bình an mà còn để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, tri ân những bậc thánh nhân xã thân vì nghĩa lớn, giáo dục con người tâm hướng thiện để cuộc sống luôn tươi đẹp.

Quangbinh.travel

About Author

Trang web quangbinh.travel được tạo bởi một nhóm các tác giả có chuyên môn cao trong lĩnh vực du lịch. Nội dung của trang web được tạo ra dựa trên những trải nghiệm thực tế của các tác giả, tham khảo các nguồn thông tin uy tín, và được cập nhật thường xuyên. Mục đích của trang web là cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về du lịch Quảng Bình.

You may also like

Phong Nha - Kẻ Bàng
Điểm du lịch

Khám phá những điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng tại Quảng Bình

Khám phá những điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng tại Quảng Bình, nơi bạn có cơ hội
Đồi cát Quang Phú là một trong những đồi cát cao, rộng trùng điệp du khách có thể thử trò trượt cát, đi xe địa hình trên cát
Điểm du lịch

Cẩm nang du lịch Đồng Hới: Top điểm đến nổi bật và trải nghiệm độc đáo

Tìm hiểu về các điểm đến du lịch tại Đồng Hới, từ những hang động kỳ vĩ đến bãi biển