Điểm du lịch

Thăm những ngôi chùa cổ linh thiêng, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo ở Quảng Bình

Quảng Bình là tỉnh ven biển thuộc miền Trung Việt Nam, vị trí giao thương văn hóa, kinh tế – xã hội giữa hai miền Nam – Bắc, điều này đã tạo điều kiện để Quảng Bình có sự giao lưu văn hóa, trong đó có tôn giáo. Phật giáo du nhập vào Quảng Bình từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, và từ đó Phật giáo ở Quảng Bình phát triển mạnh mẽ, để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân, các ngôi chùa cũng được xây dựng từ thời kỳ này. Hầu hết các ngôi chùa đều nép mình ở chốn thiên nhiên hùng vĩ, du khách đến đây vừa tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc của chùa, vừa cảm nhận được sự bình yên, tĩnh lặng và linh thiêng.

Với khí hậu ôn hòa, đất đai rộng và bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng chùa, cộng với niềm tin vào Phật giáo đã tạo điều kiện cho các ngôi chùa cổ được phục dựng khang trang, không gian thoáng đãng, linh thiêng. Du lịch tâm linh là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, vào mỗi dịp lễ tết, các ngôi chùa cổ ở Quảng Bình tấp nập đón khách về chiêm bái, vãn cảnh chùa để gửi gắm những mong ước, hy vọng của mình về một cuộc sống đầy đủ, trọn vẹn, hay đơn giản tìm sự bình yên trong tâm hồn. 

Những ngôi chùa cổ ở Quảng Bình chắc chắn là điểm đến níu chân bạn trong hành trình khám phá vùng đất xứ quảng. Về thăm các ngôi chùa cổ ở Quảng Bình, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc, giá trị lịch sử, tín ngưỡng và các hoạt động tâm linh của người dân địa phương. Nếu bạn lên kế hoạch đến du lịch ở Quảng Bình, hãy dành thời gian đến với các ngôi chùa cổ, bạn sẽ thấy thư thái và đầy năng lượng. Cùng quangbinh.travel khám phá những ngôi chùa cổ linh thiêng đang thu hút đông đảo du khách.

1. Chùa Đại Giác

Nằm ở phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới, chùa Đại Giác được xem là ngôi chùa lớn nhất và linh thiêng nổi tiếng của Quảng Bình.

Chùa được xây dựng vào năm 2010. Vị trí dựng chùa là một hồ nước có độ sâu 3,5m. Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp đã xin mảnh đất này và cùng vận động, kêu gọi các tăng ni, phật tử lấp hồ để xây dựng chùa, hàng ngàn khối đất đã được đổ xuống để san lấp hồ nước. Mới đầu chùa được xây khá đơn sơ, chủ yếu bằng tre nứa.

Đến năm 2013, chùa bị tàn phá nặng nề do bão. Sau đó được các tăng ni, phật tử ở trong và ngoài nước đóng góp kinh phí để dựng lại với Quy mô lớn và kiến ​​trúc đồ sộ. Đến năm 2018 chùa chính thức hoàn thiện. Chùa hiện có tổng diện tích hơn 8.000m2, là ngôi chùa lớn nhất của tỉnh Quảng Bình.

Chùa Đại Giác là ngôi chùa lớn nhất Quảng Bình.
Chùa Đại Giác là ngôi chùa lớn nhất Quảng Bình.

Điểm nổi bật của chùa Đại Giác

Đến với chùa Đại Giác, bạn sẽ được ngắm nhìn tượng phật A Di Đà được làm bằng đá cẩm thạch, cao 9 mét, nặng 40 tấn.
Bạn cũng sẽ chiêm ngưỡng bảo tháp Di Đà 9 tầng, trên tầng cao nhất thờ Đức Tỳ Lô Giá Na Phật, đây là bức tượng làm bằng đá ngọc bích và được thỉnh từ Myanmar. Tầng dưới cùng thờ Đức Chuẩn Đề Bồ Tát với nhiều cánh tay cầm các pháp khí, thể hiện uy quyền và sự linh thiêng của Bồ Tát từ bi. Các tầng khác thờ tượng Phật ngồi kiết già sơn son thếp vàng.

Hàng năm chùa Đại Giác đón rất nhiều tăng ni, phật tử và người dân Quảng Bình về đây lễ phật, đây là một công trình tôn giáo trang nghiêm, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, với kiến trúc đặc biệt chùa đã góp phần làm cho Thành phố Đồng Hới thêm lộng lẫy, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch về với Quảng Bình.

Thời điểm chùa đón nhiều khách nhất là vào dịp đầu năm mới, mọi người đến đây để cảm ơn phật tổ đã che chở trong năm cũ, dâng hương cầu phúc, cầu tài lộc cho năm mới. Nếu đến với Quảng Bình, bạn nên đến chùa Đại Giác để cầu nguyện và cảm nhận sự bình yên tại đây.

Từ chùa Đại Giác, trong vòng bán kính khoảng 4 km, bạn có thể khám phá thêm Nhà thờ Tam Hòa cách đó 2km, tượng đài Mẹ Suốt và bãi biển Nhật Lệ và nhiều thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố Đồng Hới năng động.

2. Chùa Hoằng Phúc

Cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 55km, chùa Hoằng Phúc tọa lạc trên một vùng đất cao ráo, rộng gần 10.000m2, cách Thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy khoảng 4km về phía Nam. Ngôi chùa có lịch sử hơn 700 năm, là ngôi chùa cổ nhất miền trung.
Chùa Hoằng Phúc bắt nguồn từ am thờ Phật mang tên Tri Kiến Am. Theo sử cũ ghi chép lại, năm 1301 Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé qua chùa và đã truyền giảng đạo lý tại đây, sau đó ngài đổi tên thành Am Kính Thiên. Năm 1609, chúa Nguyễn Hoàng khi trên đường đi đất Thuận Hóa cũng đã đến nghỉ lại tại chùa Am Kính Thiên, và sau đó không lâu chúa Nguyễn Hoàng đã cho dựng chùa lớn ngay trên nền am cũ và đặt tên chùa là Kinh Thiên. Năm 1821, vua Minh Mạng đến thăm chùa và cho đổi tên chùa thành Hoằng Phúc Tự, năm 1823 đến năm 1826 vua Minh Mạng ban 250 lạng bạc để tu sửa lại chùa. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa và cấp 300 lạng bạc để trùng tu chua.

Năm 1967, Chùa Hoằng Phúc đã bị bom đạn của giặc Mỹ tàn phá, đánh sập. Năm 1977, nhân dân Mỹ Thủy và các vùng lân cận đã dựng lên một ngôi nhà nhỏ để làm nơi thờ các đức Phật, tuy nhiên năm 1985 ngôi nhà bị bão làm sập hoàn toàn.

Trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập dân tộc, chùa Hoằng Phúc là nơi rất an toàn để cất giấu vũ khí, lương thực, nuôi dưỡng lực lượng cách mạng, là địa chỉ để đội quân cách mạng họp bàn kế hoạch chiến đấu. Ngoài giá trị lịch sử, chùa Hoằng Phúc còn lưu giữ nhiều cổ vật mang giá trị văn hóa như: tượng phật Quan thế âm Bồ Tát, quả chuông đồng cao 1,15m, đường kính thân chuông 0,57m, chu vi 1,45m đúc vào thời vua Minh Mạng.

Tháng 11 năm 2014, UBND huyện Lệ Thủy bắt tay vào phục dựng và tu sửa toàn bộ khuôn viên chùa Hoằng Phúc với tổng vốn đầu tư lên đến 40,4 tỷ đồng. Công trình phục dựng lại Chùa Hoằng Phúc được triển khai thực hiện đáp ứng nguyện vọng của người dân. Chùa được xây dựng khang trang, bề thế hơn nhưng vẫn giữ nguyên trạng chùa cũ, mang phong cách của ngôi chùa thời nhà Trần, kiến trúc gồm có: tháp Phật, Tam bảo, Nhà thờ Tổ, Tam quan ngoại, Tam quan nội, tả hữu thành lang, am hóa vàng và các công trình phụ trợ. Ngày 9/12/2105 Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch ban hành Quyết định số 4248 xếp hạng chùa Hoằng Phúc là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Tháng 1 năm 2016, chùa Hoằng Phúc được khánh hạ để đón tiếp Phật tử gần xa và được đưa vào danh sách danh lam thắng cảnh, một điểm đến tâm linh của tỉnh Quảng Bình.

Chùa Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung.
Chùa Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung.

Đến chùa Hoằng Phúc vào thời điểm nào?

Bạn hãy đến chùa Hoằng Phúc vào tháng Chạp, thời điểm này đang là mùa xuân, tiết trời nắng ấm pha chút se lạnh. Tháng Chạp cũng là lúc Chùa Hoằng Phúc tổ chức lễ hội nên đón rất nhiều khách du lịch và nhân dân địa phương về tham gia. Lễ hội diễn ra có 2 phần, phần lễ với các hoạt động như: rước nước, thả hoa đăng và các nghi lễ phật giáo. Phần hội rất sôi động với các tro chơi thể thao dân gian như: đánh đu, kéo co, chơi bài chòi….

Đây là lễ hội truyền thống được giữ gìn qua nhiều thế kỷ, giúp cho thế hệ mai sau biết được những giá trị văn hóa, giá trị lịch sử của dân tộc. Đến Quảng Bình, bạn nên dừng chân ở ngôi chùa cổ Hoằng Phúc để được thư thái, bình an, chắc chắn bạn sẽ đón nhận được nhiều điều tốt đẹp.

3. Chùa Non ở Núi Thần Đinh

Một ngôi chùa cổ mà Quangbinh.travel muốn giới thiệu đến bạn đó là Chùa Non tọa lạc ở núi Thần Đinh thuộc xã Trường Xuân huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. Theo cuốn gia phả họ Trần ở phường Đức Ninh Đông có ghi chùa Non được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 21, đời vua Lê Huy Tông, đến nay chùa có lịch sử hơn 300 năm. Trải qua thăng trầm lịch sử, ảnh hưởng của chiến tranh và thiên tai nên hiện nay Chùa Non chỉ còn lại ngôi miếu nhỏ, vẫn còn dấu tích những bức tường, bệ thờ bám đầy rêu phong nằm dưới tán cây cổ thụ. Để đến với ngôi chùa này, du khách thử sức mình với 1.300 bậc đá, hai bên đường là cây cối xanh tốt, không khí trong lành, chùa nằm trên khoảng đất rộng khoảng 200m2, có độ cao gần 400m so với mực nước biển. Cạnh chùa còn có một giếng nước trong xanh mà người dân vẫn gọi là giếng tiên. Gọi là giếng thực ra đây là một hốc đá nhỏ, nước chảy ra trong vắt và không bao giờ cạn, có thời điểm một ngày hàng trăm người đến đây lấy nước hoặc vào mùa hè khô hạn giếng vẫn luôn đầy ắp nước.

Đứng trên đình núi Thần Đinh, du khách sẽ được ngắm nhìn bao quát vùng đất Quảng Bình, trong đó có dòng sông Đại Giang hiền hòa, hình ảnh những cánh đồng trải dài xanh mướt…khung cảnh sẽ làm cho bạn trầm trồ.

Khách đến chùa Non để vãn cảnh núi Thần Đinh quanh năm, nhưng đông nhất vẫn là ngày mùng 1 tết, quan niệm rằng ngày đầu năm mới đi lễ chùa và được uống nước từ giếng tiên sẽ được bình an, cầu gì được nấy, nhất là cầu công danh.

Để đến Chùa Non, từ thành phố Đồng Hới bạn di chuyển hơn 25km về phía Tây-Nam trên đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, đến địa phận xã An Ninh có một ngã ba rẽ lên phía Tây, đi thêm 8km sẽ đến chân núi Thần Đinh.

Rất đông các du khách đến hành hương ở chùa Non - núi Thần Đinh.
Rất đông các du khách đến hành hương ở chùa Non – núi Thần Đinh.

4. Chùa Thanh Quang

Với niên đại trên 300 năm tuổi, chùa Thanh Quang ở thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là điểm tham quan nổi tiếng, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của người dân Quảng Bình. Ngôi chùa được hình thành từ giai đoạn sơ khai của Phật giáo Quảng Bình, được người dân vô cùng coi trọng và gìn giữ.

Cũng như nhiều ngôi chùa cổ ở Quảng Bình, chùa Thanh Quang trải qua nhiều biến cố. Từ thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, chùa bị phá sập hoàn toàn, đến thời nhà Nguyễn bình định đất nước chùa được trùng tu. Giai đoạn chống Pháp và Mỹ, chùa Thanh Quang bị sụp đổ do bom đạn, vết tích còn lại chỉ còn vòm cổng và bệ thờ. Đến năm 1990, khi đời sống của người dân Quảng Bình sung túc hơn, dân làng trong vùng mới tìm hiểu lại gốc tích của chùa và cùng nhau đóng góp công sức, tiền của để dựng lại chùa. Năm 2007 dân làng Thanh Khê động thổ, bắt tay xây dựng lại chùa Thanh Quang.

Với kinh phí vận động trên 2 tỷ đồng để xây dựng, chùa Thanh Quang được thiết kế theo kiểu tam quan chùa Huế, có kiến trúc rất hài hòa, khang trang và kiên cố.

Từ ngoài vào, cổng tam quan được làm rất đồ sộ bằng bê tông cốt thép. Đến Đài Quan Thế m bình bát giác, có cổ lầu và nhiều long đao được làm rất tinh xảo và công phu. Trong chùa có pho tượng Quan thế m Bồ Tát làm bằng đá cẩm thạch trắng rất bề thế và trang nghiêm.

Chính điện được thiết kế theo dạng vòm, không gian hành lễ khoảng 100n2. Phần chính điện thời Phật Bổn Sư Thích Ca, bên trái thờ Quan Thế m Bồ Tát, bên phải thời Bồ Tát Địa Tạng, phía sau thời Chư Tổ và chư hương linh tiền bối hữu công.

Chùa Thanh Quang là nơi tín ngưỡng của người dân Quảng Bình, và là nơi lui tới của các Phật tử trong nước, tại chùa ngày nay vẫn duy trì các buổi học Phật pháp, tu đạo hướng thiện thu hút nhiều người dân đến tham gia.

Vào dịp đầu năm mới, chùa đón nhận rất nhiều du khách về vãn cảnh và cầu tài, cầu lộc, cầu bình an.

5. Chùa Quan Âm Tự

Nếu đến du lịch Quảng Bình, một ngôi chùa cổ bạn nên ghé thăm đó là Chùa Quan m Tự, đây là một trong hàng trăm ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn sót lại sau chiến tranh chống Mỹ.

Theo các cụ cao niên trong làng cho biết, vào tháng vào tháng 7/1802, đời vua Gia Long, một ngư dân tên là Hồ Lương Đường, trong một lần đi đánh cá ngoài biển, đã kéo lên được một pho tượng bằng đá. Ông sợ hãi trả tượng Phật xuống biển và trở về nhà. Hôm sau, ông tiếp tục đi biển và chọn khu vực xa chỗ thả lưới hôm qua nhưng khi kéo lưới lên vẫn thấy pho tượng ấy xuất hiện. Lúc này ông không trả tượng Phật về nữa mà nghĩ rằng có lẽ đây chính là ý trời, lộc trời ban cho làng chài. Ông cẩn thận đưa pho tượng đặt lên gò cát cao. Ngày tiếp theo ông đi đánh cá và tiếp kéo lên được bệ đá, hai chiếc cối và hai chiếc chày bằng đá và cũng đưa đến gò cát cao ấy, sau đó báo cho cả làng biết. Để cảm ơn trời đất, người dân nơi đây đã dựng nên ngôi nhà lợp bằng tranh tre thời tượng phật Quan m. Từ đó dân làng đi biển luôn thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy ắp. Cuộc sống của người dân làng chài ổn định. Để cảm tạ trời đất và giữ gìn ơn huệ được ban cho, người dân nơi đây đã dựng nên ngôi nhà bằng tre lợp tranh thờ phụng đức phật Quan m để cầu may cầu an.
Năm 1843, chùa Quan m Tự được khởi công xây dựng lại nhằm đáp ứng nhu cầu đi lễ chùa của người dân, và đến năm 1845 chùa được khánh thành.

Trong những năm tháng chiến đấu chống Mỹ cứu nước, chùa là nơi che chở, nuôi dấu cán bộ cách mạng. Đến năm 1972 chùa bị tàn phá do bom đạn, chỉ còn lại phần cổng chính.

Đến năm 1991, chùa được xây dựng lại khang trang. Năm 2000 chùa Quan m Tự được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là di tích kiến trúc – nghệ thuật – tôn giáo.

Chùa được xây dựng ở vùng đất cao khoảng 15m, rộng 10.000m2, sát bờ biển và ngã ba sông Lý Hòa thuộc xã Đức Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Chùa làm bằng gỗ lim, theo phong cách kiến trúc Phương Đông. Chùa có tiền đường, thượng điện, nhà thờ tổ, tam quan, gác chuông. Một điểm khác biệt của Chùa Quan m Tự so với các chùa khác, đó là thợ làm chùa là những người tự do, ở nhiều nơi khác tập trung về đây làm, mỗi nhóm thợ làm một bộ phận, do đó hình rồng, hình phượng trong chùa mỗi con có mỗi vẻ khác nhau. Mới đầu, chùa chỉ thờ tượng phật Quan m được vớt lên từ dưới biển. Nay trong chùa tất cả 30 pho tượng do các Tăng ni, Phật tử mang về, trong đó có bộ tượng tam thế, đức phật A di đà, tượng hộ pháp, nam tào, bắc đẩu…..Các tượng được làm bằng chất liệu khác nhau. Hiện chùa Quan m Tự có các hiện vật rất quý như: 2 chiếc Đại hồng dung được đúc vào thời Tự Đức, chuông nặng 200kg. Hai chiếc cối đá và hai chiếc chày đá có niên đại vào thế kỷ thứ 7 thứ 8.

Những ngày đầu năm mới, nhân dân trong vùng và khách thập phương về cầu bình an rất đông. Đặc biệt đến rằm tháng 4 hàng năm, chùa tổ chức lễ Phật Đản thu hút hàng ngàn phật tử về chùa dâng hương. Tương truyền ngôi chùa này rất nổi tiếng với việc cầu con cái cho những ai hiếm muộn.

Cách di chuyển: Từ thành phố Đồng Hới bạn di chuyển khoảng 22km về phía Bắc theo quốc lộ 1A sẽ đến của Quan m Tự ở xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Những lưu ý khi tham quan những ngôi chùa cổ ở Quảng Bình.

Những ngôi chùa cổ là điểm đến rất linh thiêng, là nơi bạn tìm về chốn bình yên nơi cửa Phật. Hầu hết du khách về đây không chỉ trải nghiệm, tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch sử của chùa mà còn để cầu bình an và may mắn. Do đó, khi đến tham quan những ngôi chùa cổ này bạn nên:

  • Ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không mặc đồ ngắn, váy ngắn.
  • Giữ gìn trật tự, đi nhẹ, nói khẽ, không đùa cợt và nói những lời khiếm nhã.
  • Hạn chế mang theo đồ ăn, thức uống vào khuôn viên chùa, không xả rác bừa bãi, tuyệt đối không được bẻ cành cây, chạm vào tượng phật.
  • Vì khuôn viên các chùa thường rất rộng, do đó bạn nên chọn giày bệt, chống trơn trượt để không đau chân và an toàn.
  • Bạn có thể chuẩn bị một ít đồ lễ để dâng lên các vị bồ tát và Phật tổ, lễ vật không cần cầu kỳ, chủ yếu là ở lòng thành của bạn.

Trên đây là những ngôi chùa cổ ở Quảng Bình mà Quangbinh.travel muốn giới thiệu cho bạn. Hy vọng bạn sẽ có chuyến đi thật thuận lợi, thoải mái và bình yên nơi của Phật. Nếu bạn muốn trải nghiệm hết những cảnh đẹp ở chùa và khám phá thêm những điểm đến hấp dẫn ở Quảng Bình, hãy liên hệ với chúng tôi để có chuyến đi thật trọn vẹn.

Quangbinh.travel

About Author

Trang web quangbinh.travel được tạo bởi một nhóm các tác giả có chuyên môn cao trong lĩnh vực du lịch. Nội dung của trang web được tạo ra dựa trên những trải nghiệm thực tế của các tác giả, tham khảo các nguồn thông tin uy tín, và được cập nhật thường xuyên. Mục đích của trang web là cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về du lịch Quảng Bình.

You may also like

Phong Nha - Kẻ Bàng
Điểm du lịch

Khám phá những điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng tại Quảng Bình

Khám phá những điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng tại Quảng Bình, nơi bạn có cơ hội
Đồi cát Quang Phú là một trong những đồi cát cao, rộng trùng điệp du khách có thể thử trò trượt cát, đi xe địa hình trên cát
Điểm du lịch

Cẩm nang du lịch Đồng Hới: Top điểm đến nổi bật và trải nghiệm độc đáo

Tìm hiểu về các điểm đến du lịch tại Đồng Hới, từ những hang động kỳ vĩ đến bãi biển